Ác mộng túi nilon và thảm họa rác thải nhựa đang dần phá hủy cuộc sống của chúng ta. Trước tình trạng rác thải nhựa và nilon gây ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng, tháng 4/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, các siêu thị, nhà hàng, khách sạn và mỗi cá nhân cùng chung tay nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, rác thải nhựa bằng những hành động thiết thực, hiệu quả là sử dụng bao bì giấy thay thế.

Ossan – Phụ kiện Nhật sử dụng  bao bì giấy tiên phong giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa

Nhựa là loại rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất trên trái đất chính vì bởi chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Theo các nhà khoa học, thời gian phân hủy lâu khiến tồn dư nhựa được tìm thấy trong các loài động vật biển như cá và động vật có vỏ cứng, chúng thậm chí còn có thể đi vào chuỗi thức ăn của con người. Một số nghiên cứu khoa học cuối năm 2018 cho biết đã tìm thấy hạt vi nhựa trong cơ thể người, có thể là từ các loại thức ăn gồm cả hải sản và muối. Điều này cho thấy chúng ta cần phải có những giải pháp hữu hiệu và kịp thời nhằm hạn chế những ảnh hưởng từ túi nilon và rác thải nhựa.

Rác thải nhựa nilon

Với sự ô nhiễm rác thải nhựa ở mức báo động như hiện nay, thế giới, trong đó có cả Việt Nam đang có những thay đổi tích cực trong việc bảo vệ môi trường từ nhận thức cho tới hành động. Nhiều người mang bình nước riêng đi làm, đi chơi thay vì mua nước đóng chai nhựa, dùng hộp cơm thay vì hộp xốp, nhiều quán cafe dùng ống hút cỏ, ống hút inox hay giấy, các siêu thị chuyển sang túi nhựa sinh học, gói rau bằng lá chuối…. Hay các sự kiện như đã tổ chức sự kiện giờ Trái Đất trên toàn thế giới, chương trình phát động làm sạch rác thải nhựa ở TPHCM, chiến dịch dọn rác ở Sơn Trà (Đà Nẵng)…

Tuy nhiên đó mới chỉ là thay đổi rất nhỏ so với những gì mà trái đất của chúng ta đang phải gánh chịu. Việc giải quyết ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và của toàn xã hội.

Đáp lại lời kêu gọi của thủ tướng, Ossan là hãng phụ kiện tiên phong thay thế toàn bộ bao bì bọc các sản phẩm từ nhựa sang giấy tái chế thân thiện. Hưởng ứng phong trào “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nylon”, điều này tác động tốt với môi trường bởi nhựa và nilon phải mất hàng nghìn năm mới phân hủy được, trong khi giấy tái chế và nilon làm từ nguyên liệu sinh học chỉ cần 60 ngày đã có thể phân hủy hoàn toàn, không ảnh hưởng đến môi trường vì bản chất làm từ thực vật.

CEO Ossan cho biết việc sử dụng bao bì giấy tái chế, chi phí bao bì tăng lên 30% so với việc sử dụng bao bì nhựa nilon nhưng bù lại có thể góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác hại của túi nilon khi thải ra tự nhiên. Giấy tái chế hút được ẩm, tiện dụng, phân hủy nhanh, vậy tại sao lại không làm?

Theo đó Ossan – Phụ kiện Nhật đã tiên phong thay thay vì sử dụng các bao bì bằng nhựa nilon như các hãng phụ kiện khác thì Ossan sử dụng bao bì toàn bộ bằng giấy dễ dàng tái chế thân thiện với môi trường. Các sản phẩm dùng trong bao bì giấy đã được tung ra thị trường và được đông đảo người tiêu dùng hưởng ứng phản hồi tích cực cả về chất lượng và mẫu mã.